Share Tweet[Source]Trở về danh sách câu hỏiThế nào là Chủ nghĩa Marx/Chủ nghĩa Lenin và Chủ nghĩa Trotsky?Thuật ngữ này thường được dùng để mô tả về những người được coi là Marxist cách mạng (họ thấy rằng hệ thống hiện tại phải được thay thế bởi một hệ thống mới), đối lập với những người cải cách (họ tin rằng hệ thống tư bản có thể trở nên “tử tế hơn và lịch thiệp hơn” – không thể có chuyện ấy!). Chủ nghĩa Lenin không là gì khác ngoài sự nối tiếp tư tưởng của Marx trong thời kỳ của chủ nghĩa đế quốc (thời kỳ thống trị bởi tư bản tài chính, độc quyền và sự nô dịch của thế giới thuộc địa vào các cường quốc chủ đạo)Nhưng vẫn còn sự nhầm lẫn giữa Chủ nghĩa Marx và Chủ nghĩa Lenin. Có những người đi theo Stalin, Mao, hoặc Trotsky. Stalin và Mao không phải là những người Marxist, họ thực ra hoàn toàn phi-Marxist ở chỗ họ dẫn dắt những chế độ không dựa trên sự kiểm soát nhà nước một cách dân chủ bởi giai cấp công nhân, mà thực ra lại dựa trên chế độ toàn trị bởi những tầng lớp đẳng cấp quan liêu ăn bám vào nhà nước của giai cấp công nhân.Chủ nghĩa Trotsky, hay những người theo Leon Trotsky (người dẫn dắt phe đối lập phản đối những chính sách phản động của Stalin sau khi Lenin mất vào năm 1924) thực sự là sự kế tiếp của Chủ nghĩa Marx/Chủ nghĩa Lenin, nhưng nhiều người sử dụng từ Trotsky để phân biệt bản thân họ với những người theo Stalin. Chúng tôi có cùng quan điểm với Trotsky, và coi ông là người kế tục của Chủ nghĩa Marx/Chủ nghĩa Lenin, nhưng do những hàm ý tiêu cực gắn liền với chủ nghĩa Trotsky (bởi vì những người theo ông có những sách lược và chính sách thường có tính chất cực tả hoặc cuồng tín), chúng tôi bằng lòng với việc gọi bản thân chúng tôi là những người Marxist/Leninist, bởi vì tư tưởng của Trotsky là sự phát triển của tư tưởng ấy. Một trong những đóng góp quan trọng nhất của Trotsky cho lý luận Marxist là phân tích khoa học của ông về bản chất của chủ nghĩa Stalin, và những tư tưởng của ông về cách mạng không ngừng nhất là đối với thế giới thuộc địa.Trở về danh sách câu hỏiKhi người ta nói họ là những người “xã hội” thì ý họ muốn nói gì?Đối với người theo đường lối “xã hội”, cũng có hai loại khác nhau – có những người theo đường lối xã hội chân chính thì đấu tranh nhằm bãi bỏ lao động trả lương và sự thống trị của tư bản, và có những người theo đường lối cải cách. Nhiều người theo đường lối cải cách tự gọi bản thân họ là những người “xã hội” nhưng họ lại chấp nhận sự tiếp tục tồn tại của hệ thống tư bản, chính sách của họ cuối cùng lại bênh vực cho hệ thống tư bản. Chẳng hạn chính phủ Pháp gần đây là có tính chất “xã hội” – nhưng họ theo đuổi những mục tiêu đế quốc đầy tội ác và tiến hành cắt giảm và chính sách khắc khổ! Thuật ngữ Marxist, chủ nghĩa xã hội nói chung được xem là giai đoạn quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa cộng sản – một quá trình chuyển tiếp sang một hệ thống mà chúng ta thực sự “làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu”. Những người Marxist chân chính có thể được coi là những người theo đường lối xã hội với điều kiện họ có mục tiêu bãi bỏ chủ nghĩa tư bản và thiết lập một chủ nghĩa xã hội dân chủ do công nhân làm chủ. Nhiều người gọi bản thân họ là những “người theo đường lối xã hội” thì cần phải cẩn trọng – cần phải nhìn vào bản chất bên trong – chứ không chỉ dựa vào cái nhãn mác bề ngoài.Trở về danh sách câu hỏiSự khác nhau khi viết “Cộng sản” và “cộng sản”?“Cộng sản” (“C” viết hoa) nói chung được sử dụng khi nói về tên chính thức của một đảng (như Đảng Cộng sản Pháp) và “cộng sản” (“c” viết thường) được sử dụng khi nói về hệ thống hoặc tư tưởng kinh tế-xã hội cộng sản nói chung. Có thể nói tương tự như vậy đối với “Xã hội [chủ nghĩa]” và “xã hội [chủ nghĩa]”.Trở về danh sách câu hỏiSự khác nhau giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản?Do ảnh hưởng của hệ thống giáo dục và phương tiện truyền thông, nhiều người có những cách hiểu khác nhau về “chủ nghĩa xã hội” và “chủ nghĩa cộng sản” so với ý định của những người sáng lập ra chủ nghĩa Marx muốn nói. Sự nhầm lẫn này là dễ hiểu: nhiều đảng được gọi là “xã hội” hiện đại hôm nay chẳng có gì liên quan, và hầu hết mọi người đồng nhất “chủ nghĩa cộng sản” với chế độ toàn trị của Stalin ở Liên Xô. Nhưng đối với những người theo chủ nghĩa xã hội khoa học (thuật ngữ gốc gác cho những người Marxist), cụm từ ấy có ý nghĩa chính xác, và mô tả một hình thức xã hội xác định. Đối với những người Marixst chủ nghĩa xã hội là giai đoạn quá độ giữa hệ thống tư bản bóc lột với sở hữu tư nhân về phương tiện sản xuất và một xã hội cộng sản không có giai cấp, ở đó không còn nhà nước theo đúng nghĩa của từ đó, không có cưỡng bức lao động, không có biên giới quốc gia, v.v..Dưới chủ nghĩa tư bản, xã hội bị thống trị bởi một nhóm những đẳng cấp giàu sang những kẻ bóc lột giai cấp công nhân để hút lấy lợi nhuận. Họ không quan tâm tới việc họ sản xuất ra hàng hóa gì và như thế nào, miễn là chúng mang lại lợi nhuận cho họ. Họ đã dựng lên nhà nước – tức là những đội vũ trang; luật pháp, tòa án, nhà tù, quân đội, cảnh sát – nhằm bảo vệ vị trí đặc quyền của họ. Dưới chủ nghĩa cộng sản, toàn bộ xã hội sẽ là những “người sở hữu” phương tiện sản xuất, sẽ sản xuất vì lợi ích của tất cả mọi người một cách hài hòa với môi trường. Nhưng giữa hai giai đoạn này của sự phát triển xã hội loài người là một giai đoạn quá độ xã hội chủ nghĩa.Dẫu có những ảo tưởng của những người vô chính phủ cho rằng chúng ta có thể bãi bỏ một cách kỳ diệu nhà nước và chế độ tư bản chỉ sau một đêm, cần phải có một giai đoạn quá độ nhằm dẫn dắt sang một kỷ nguyên mới của hòa bình, tự do và sung túc. Nền tảng vật chất cho chủ nghĩa cộng sản là khả năng đem lại sự no đủ cho mọi người. Trong khi chúng ta đã phát triển công nghệ và phương thức để biến điều đó thành hiện thực một cách rất nhanh chóng, chúng ta vẫn không thể nhảy vọt từ đói nghèo và thiếu thốn của chủ nghĩa tư bản lên một chế độ cộng sản toàn diện. Đối với những người Marxist, giai đọan quá độ này gọi là chủ nghĩa xã hội. Như Marx đã giải thích trong tác phẩm Phê phán cương lĩnh Gotha:“Giữa xã hội tư bản chủ nghĩa và xã hội cộng sản chủ nghĩa, là một thời kỳ cải biến cách mạng từ xã hội nọ sang xã hội kia. Thích ứng với thời kỳ ấy, là một thời kỳ quá độ chính trị, và nhà nước của thời kỳ ấy không thể là cái gì khác hơn là nếu chuyên chính cách mạng của giai cấp vô sản.” (Phê phán cương lĩnh Gotha)Bước đầu tiên trong tiến trình ấy là giai cấp công nhân chiếm đa số trong xã hội giành lấy quyền lực chính trị ở thời của Marx bước này được biết đến là “chuyên chính vô sản” để đối lập với “chuyên chính tư sản” mà chúng ta đang sống. Một khi đã nắm quyền lực chính trị, tiếp đến giai cấp công nhân có thể tiến lên khẳng định sự kiểm soát nền kinh tế. Một khi giai cấp công nhân vận hành nền kinh tế một cách dân chủ vì lợi ích cho tất cả, chứ không phải lợi ích cho những nhà tư bản, thì một cách nhanh chóng chúng ta sẽ có thể mang lại những thứ thiết yếu cơ bản và nhiều hơn thế nữa tới mọi người. Chúng ta có thể xóa sổ tình trạng thất nghiệp, cung cấp nhà cửa, giáo dục, chăm sóc sức khỏe có chất lượng và rộng khắp và còn nhiều hơn thế nữa cho tất cả mọi người. Tiềm năng sản xuất và sáng tạo của nhân loại sẽ được giải phóng.Như Engels đã giải thích, “nhà nước” xã hội chủ nghĩa này, đại diện thực sự dân chủ cho đa số rộng lớn trong xã hội, sẽ tiêu vong theo đúng nghĩa của thành ngữ ấy. Nhà nước tư bản đại diện cho một thiểu số nhỏ bé trong xã hội, đó là lý do chúng phải dựa vào những biện pháp tàn bạo để giữ đa số dưới gầm giày của chúng. Nhưng một khi nhà nước được vận hành vì lợi ích của đa số, thì nhu cầu cần tới cảnh sát, quân đội, v.v. sẽ nhanh chóng biến mất cùng với sự bất bình đẳng và áp bức của hệ thống tư bản. Dần dần, sự áp bức và cưỡng bức của hệ thống tư bản sẽ biến mất và được thay thế bằng sự quản trị dân chủ vì lợi ích của mọi người.Dưới đây là trích dẫn từ tác phẩm Nhà nước và Cách mạng của Lenin:"Chỉ trong xã hội cộng sản chủ nghĩa, khi sự phản kháng của bọn tư bản đã hoàn toàn bị đập tan, khi bọn tư bản đã tiêu tan đi rồi và không còn có giai cấp nữa (nghĩa là giữa những thành viên trong xã hội không còn có sự phân biệt nào nữa về những quan hệ của họ đối với những tư liệu sản xuất xã hội), chỉ lúc đó ‘nhà nước mới không còn nữa và mới có thể nói đến tự do’. Chỉ lúc đó, một nền dân chủ thật sự hoàn bị, thật sự không hạn chế, mới có thể có được và được thực hiện. Chỉ có lúc đó, chế độ dân chủ mới bắt đầu tiêu vong vì lý do đơn giản là một khi thoát khỏi chế độ nô lệ tư bản chủ nghĩa, thoát khỏi những sự khủng khiếp, những sự dã man, những sự phi lý, những sự bỉ ổi không sao kể xiết của chế độ bóc lột tư bản chủ nghĩa, thì người ta sẽ dần dần quen với việc tôn trọng các quy tắc sơ thiểu của đời sống chung trong xã hội, – các quy tắc này vẫn có từ bao thế kỷ, vẫn được nhắc đi nhắc lại suốt mấy nghìn năm trong tất cả mọi châm ngôn, – tôn trọng mà không cần có bạo lực, không cần có cưỡng bức, không cần có sự phục tùng, không cần cái bộ máy cưỡng bức đặc biệt, gọi là nhà nước. Thành ngữ ‘nhà nước tiêu vong’ là một thành ngữ chọn rất đạt, vì nó nói lên được cả tính chất tuần tự, lẫn tính chất tự phát của quá trình. Chỉ có tập quán mới có thể có tác dụng ấy, và chắc chắn sẽ có tác dụng ấy, vì chung quanh chúng ta, chúng ta vẫn thấy hàng ngàn hàng vạn lần rằng, khi nào không có bóc lột, không có gì làm cho người ta phẫn nộ, làm cho người ta phản kháng và nổi lọan, khiến cần phải trấn áp, thì người ta dễ quen với việc tôn trọng những quy tắc cần thiết cho đời sống chung trong xã hội.Vậy là trong xã hội tư bản chủ nghĩa, chúng ta chỉ có một thứ dân chủ cắt xén, khốn khổ, giả dối, một thứ dân chủ chỉ dành riêng cho bọn giàu có, cho số ít. Lần đầu tiên chuyên chính vô sản, tức là thời kỳ quá độ tiến tới chủ nghĩa cộng sản, sẽ đem lại một chế độ dân chủ cho nhân dân, cho số đông, đi đôi với sự trấn áp tất yếu đối với số ít, đối với bọn bóc lột. Chỉ có chủ nghĩa cộng sản mới có thể đưa lại một chế độ dân chủ thật sự hoàn bị, và nó càng hoàn bị bao nhiêu thì lại càng mau trở nên thừa và tự tiêu vong bấy nhiêu.Nói một cách khác: nhà nước dưới chế độ tư bản chủ nghĩa, nhà nước theo đúng nghĩa của nó, là một bộ máy trấn áp đặc biệt của giai cấp này đối với một giai cấp khác, hơn nữa lại là của thiểu số đối với đa số. Một thiểu số người bóc lột muốn tiến hành có kết quả việc trấn áp thường xuyên một đa số người bị bóc lột thì đương nhiên phải hung ác, tàn bạo đến cực độ trong sự trấn áp, phải gây ra hàng bể máu mà nhân loại đã từng trải qua dưới chế độ nô lệ, chế độ nông nô và chế độ lao động làm thuê.Tiếp nữa, trong thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa cộng sản, sự trấn áp vẫn còn tất yếu, nhưng nó đã là sự trấn áp của đa số bị bóc lột đối với thiểu số bóc lột. Cơ quan đặc biệt, bộ máy trấn áp đặc biệt là ‘nhà nước’ vẫn còn cần thiết, nhưng nó đã là nhà nước quá độ, mà không còn là nhà nước theo đúng nghĩa của nó nữa, vì việc đa số người hôm qua là nô lệ làm thuê trấn áp thiểu số người bóc lột, là việc tương đối dễ dàng, đơn giản, tự nhiên, nên sẽ rất ít tốn máu hơn việc trấn áp những cuộc khởi nghĩa của nô lệ, của nông nô, của công nhân làm thuê, nên, đối với nhân loại, sẽ ít tốn kém hơn nhiều. Sự trấn áp ấy có thể dung hợp với việc mở rộng chế độ dân chủ cho tuyệt đại đa số nhân dân khiến sự cần thiết phải có một bộ máy trấn áp đặc biệt cũng bắt đầu mất dần. Bọn bóc lột dĩ nhiên là không thể trấn áp được nhân dân, nếu không có một bộ máy trấn áp rất phức tạp để làm nhiệm vụ đó, còn nhân dân thì dầu chỉ có một ‘bộ máy’ rất giản đơn, hầu như không cần có ‘bộ máy’ nữa, không cần có cơ quan đặc biệt nữa, mà chỉ với tổ chức quần chúng vũ trang đơn giản (đại loại như Xô-viết đại biểu công nhân và binh sĩ, – đây là chúng tôi xin nêu trước như vậy), cũng có thể trấn áp được bọn bóc lột.Sau cùng, chỉ có chủ nghĩa cộng sản mới làm cho nhà nước trở nên hoàn toàn không cần thiết, vì lúc bấy giờ không còn ai để trấn áp, chữ ‘ai’ hiểu theo nghĩa là giai cấp, không còn phải đấu tranh có hệ thống chống một bộ phận dân cư nhất định nào đó. Chúng ta không phải là những người không tưởng, và chúng ta nhận rằng những hành vi thái quá của một số cá nhân là có thể có và không thể nào tránh được, chúng ta cũng không phủ nhận sự cần thiết phải trấn áp những hành vi thái quá ấy. Nhưng, trước hết, tuyệt nhiên không cần phải có một bộ máy đặc biệt, một bộ máy trấn áp đặc biệt để trấn áp; nhân dân vũ trang sẽ tự mình làm việc đó một cách cũng giản đơn, cũng dễ dàng như bất cứ một đám đông những người văn minh nào, ngay trong xã hội hiện nay, đứng ra can những người đánh nhau hay ngăn không cho ức hiếp phụ nữ. Thứ nữa, chúng ta biết rằng nguyên nhân xã hội sâu xa của những hành vi thái quá vi phạm quy tắc của cuộc sống chung trong xã hội, là sự bóc lột những quần chúng lâm vào cảnh thiếu thốn, cùng khổ. Một khi gạt bỏ được nguyên nhân chủ yếu ấy, thì những hành vi thái quá tất nhiên sẽ bắt đầu ‘tiêu vong’. Những hành vi đó tiêu vong mau chóng như thế nào, mức độ như thế nào, thì chúng ta không biết, nhưng chúng ta biết rằng chúng thế nào cũng sẽ tiêu vong. Và cùng với sự tiêu vong đó, nhà nước cũng sẽ tiêu vong theo.Đối với tương lai đó, Mác không đi vào không tưởng, mà chỉ xác định chi tiết những điều có thể xác định được ngay từ bây giờ, tức là: sự khác nhau giữa giai đoạn (trình độ, thời kỳ) thấp và giai đoạn cao của xã hội cộng sản chủ nghĩa."(Lenin 1974, Chương 5)Do vậy nếu được hỏi chúng tôi là những người xã hội hay những người cộng sản, chúng tôi có thể trả lời chúng tôi là cả hai. Chúng tôi đấu tranh cho chủ nghĩa cộng sản, nhưng ở giai đoạn đầu để tiến lên chủ nghĩa cộng sản là chủ nghĩa dân chủ xã hội. Trên hết, chúng tôi là những người Marxist – tư tưởng của chủ nghĩa Marx là “kim chỉ nam” giúp chúng tôi xác định phương hướng chiến đấu chống hệ thống tư bản và đẩy nhanh quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội.Để đọc sâu hơn về chủ đề này, hãy tìm đọc Chương 5 trong kiệt tác của Lenin Nhà nước và Cách mạng.Trở về danh sách câu hỏiThế còn về “bản chất con người”?Vấn đề gọi là “bản chất con người” là một trong những tranh luận phổ biến nhất chống lại chủ nghĩa xã hội – nhưng đó cũng là vấn đề dễ dàng bị đánh bại nhất. Nhiều người tin rằng cách thức họ tư duy bao giờ cũng không thay đổi, và chúng ta bao giờ cũng tư duy theo cách thức mà chúng ta đang làm. Nhưng chỉ một vài ví dụ sẽ cho thấy rằng điều đó còn xa mới là sự thật. Sự thật của vấn đề là ở chỗ, giống như mọi thứ trong tự nhiên, nhận thức và xã hội con người bao giờ cũng ở trong trạng thái biến đổi. Marx giải thích rằng “tồn tại xã hội quyết định nhận thức”. Nói cách khác, môi trường của chúng ta quyết định chủ đạo đến cách thức chúng ta tư duy. Chúng ta biết về nhạc rap, phim Hollywood, và Boeing 747 vì những thứ ấy tồn tại trong thế giới của chúng ta. Chẳng hạn, giả dụ như chúng ta sinh ra cách đây 5000 năm trước với tư cách là nông dân ở Trung Quốc, thế giới quan của chúng ta sẽ rất khác biệt! Nếu chúng ta sinh ra là dòng dõi vua chúa ở Trung Quốc 5000 năm trước, chúng ta cũng sẽ có những quan điểm rất khác biệt nếu như chúng ta sinh ra là nông dân.Loài người vươn lên đứng đầu chuỗi thức ăn không phải bằng cách cạnh tranh nhau và đè bẹp những người khác trong cuộc đấu tranh để “vươn lên đứng đầu”, mà trái lại bằng cách hợp tác với nhau.Chỉ bằng cách hợp tác con người mới có thể tổng hợp nguồn lực để săn bắt, xây nhà, và cuối cùng là thuần dưỡng thực vật, động vật, làm gốm sứ, xây kim tự tháp, v.v.. Hãy nhìn vào một đứa trẻ sơ sinh! Hãy so sánh đứa trẻ ấy với một con hươu, con hươu thể đứng và chạy chỉ vài phút sau khi sinh ra, vài năm sau khi sinh đứa trẻ vẫn hoàn toàn yếu đuối. Trẻ nhỏ không thể sống sót thậm chí dù chỉ vài ngày nếu không có sự giúp đỡ của người khác! Vậy là chúng ta thấy, con người thời tiền sử cần phải hợp tác với nhau nếu họ muốn sống sót trước sức mạnh thiên nhiên, trước những động vật hoang dã, tìm kiếm đủ thức ăn, v.v.. Phần lớn thời gian tồn tại của nhân loại, không có giai cấp, và chúng ta sống theo hình thức cộng đồng ở những nhóm nhỏ, chia sẻ công việc và chia sẻ của cải vì lợi ích của mọi người.Mặc dù ở bề ngoài có vẻ như tất cả chúng ta hôm nay là những “cá nhân riêng lẻ”, sự thật là chúng ta ngày càng phụ thuộc vào cả ngàn và thậm chí cả triệu người khác trên thế giới. Một cá nhân liệu có thể thiết kế xe hơi, khai mỏ và xử lý kim loại và các vật liệu cần thiết khác, xây dựng nhà máy, rồi tổng hợp chúng lại thành chiếc xe hơi? Thậm chí khi đặt câu hỏi như vậy đã thấy ý tưởng đó ngớ ngẩn đến mức nào. Thế còn xăng để cung cấp nhiên liệu cho nó chạy? Hay đường sá để chạy xe? Thế còn lương thực để ăn? Danh sách cứ tiếp tục kéo dài – đấy là chúng ta mới chỉ động chạm đến lớp bề mặt của vấn đề. Hãy nghĩ về điều ấy một cách thấu đáo, rồi bạn sẽ thấy dưới chủ nghĩa tư bản, hầu hết mọi người đều gián tiếp liên kết với những người khác thông qua thị trường thế giới và thông qua quá trình trao đổi hàng hóa.Chúng ta cùng nhau làm việc nhau, cùng nhau sinh sống, cùng nhau la cà, cùng nhau đi xem phim, cùng nhau đi dạo chơi công viên, v.v. Chúng ta có cần đến cảnh sát suốt 24/7 để đảm bảo rằng chúng ta không giết hại nhau? Chúng ta có tìm cách giết hại nhau để “tiến lên dẫn đầu”? Nếu đó là sự thật, thì chẳng có gì phải làm nữa và chúng ta sẽ chết đói trong vòng vài ngày! Vậy thì tại sao chúng ta lại có ý tưởng kỳ lạ rằng tất cả chúng ta đều là những “cá nhân”? Cũng được, trở lại điểm đầu tiên mà chúng ta đề cập, đó là tồn tại quyết định nhận thức – giai cấp thống trị (tức các nhà tư bản) làm mọi thứ trong quyền lực của họ nhằm tác động tới chúng ta theo cách chúng ta tư duy. Thông qua giáo dục, thông qua truyền thông, tôn giáo, v.v. chúng ta được dạy dỗ về những giá trị của hệ thống tư bản. Vậy đó là những giá trị gì? Chính xác là thái độ “giành giật lẫn nhau”, thái độ ấy tuyên bố rằng cách duy nhất để tiến lên hàng đầu là giẫm đạp lên đối thủ của bạn. Chúng ta được dạy dỗ để lảng tránh và không suy nghĩ gì về tình trạng vô gia cư, về nạn đói, về những người bị giết chết trong chiến tranh, v.v. – hoặc cùng lắm thì nói ra một lời cầu nguyện cho họ và làm một chút “từ thiện” giúp khuây khỏa lương tâm chúng ta.Nhưng nếu như chúng ta quan sát kỹ lưỡng hơn một chút, chúng ta sẽ thấy những “giá trị” ấy chỉ có lợi cho một nhúm nhỏ nhóm người – những nhà tư bản giàu kếch xù. Còn lại chúng ta, trong đời sống hằng ngày, chẳng gặt hái được gì từ đó. Cái chúng ta mong muốn trên hết là hòa bình, ổn định, công việc tốt, không phải lo lắng về y tế và giáo dục, có thì giờ cho gia đình và những người thân yêu, v.v.. Chỉ có giai cấp tư bản là phát đạt từ sự cạnh tranh cá nhân giữa công ty này với công ty khác. Một trong những mâu thuẫn của xã hội tư bản là chúng ta có sản xuất có tính xã hội (tức là chúng ta sản xuất ra những thứ mà chúng ta sử dụng theo phương thức xã hội thông qua sự hợp tác của nhiều người như ví dụ về sản xuất xe hơi), thế nhưng của cải thặng dư sản xuất ra bị chiếm đoạt thành sỡ hữu tư nhân. Nói cách khác, chúng ta sản xuất ra của cải có tính chất xã hội, nhưng lợi nhuận lại rơi vào bàn tay tư nhân! Trong nhà máy, hàng ngàn công nhân thực tế hiểu làm thế nào để sản xuất ra xe hơi nhưng không được quyết định về sản xuất cái gì và như thế nào, hoặc phải làm gì với của cải dư thừa – giai cấp tư bản lại quyết định việc đó. Những người theo đường lối xã hội muốn chấm dứt mâu thuẫn này thông qua sự kiểm soát xã hội đối với những của cải do xã hội làm ra. Của cải thặng dư do giai cấp công nhân sản xuất ra sẽ được sử dụng để trả lương tốt hơn, phúc lợi, chăm sóc sức khỏe, giáo dục, điều kiện làm việc an toàn, công nghệ mới có thể giảm thời gian làm việc, v.v. – không để lợi ích tư nhân của một nhóm nhỏ mà hàng triệu người chết đói, vô gia cư và thất nghiệp. Đây không phải là điều không tưởng – những tiền đề vật chất cho điều đó giờ đây đã tồn tại! Rào cản duy nhất là giai cấp tư bản vẫn đang nắm chặt quyền lực kinh tế và chính trị. Chỉ có sự đoàn kết của giai cấp công nhân thế giới mới có thể đặt dấu chấm hết cho tình trạng này, chấm hết sự kinh hoàng, suy thoái, đói nghèo và bất ổn của hệ thống tư bản một lần và mãi mãi. Thế rồi cả một thế giới mới sẽ mở ra trước mắt!Vậy là chỉ cần hình dung một đưa trẻ sinh ra trong một thế giới không có đói khát, không có thiếu thốn, không có nghèo khổ, không có thất nghiệp, v.v.. Bởi vì [tồn tại/điều kiện] xã hội quyết định nhận thức, chúng ta sẽ chứng kiến một thế giới hoàn toàn khác biệt so với chúng ta thấy hôm nay. Thậm chí cả những đứa trẻ sinh ra hôm nay không nhận ra sự khác biệt về chủng tộc, ngôn ngữ, v.v. cho tới lúc người ta chỉ ra cho chúng thấy khi chúng lớn lên. Dưới chế độ xã hội chủ nghĩa, con người sẽ gắn bó với nhau với tư cách là con người, chứ không phải chỉ như những hàng hóa có thể mua bán.Lý do cho vô khối vấn đề mà chúng ta phải chịu đựng dưới chủ nghĩa tư bản là sự thiếu thốn được tạo ra từ những mâu thuẫn của bản thân hệ thống. Thử lấy một ví dụ từ tự nhiên, nếu như bạn lấy 100 con chuột và nhét chúng vào một chiếc lồng có đủ thức ăn cho 100 con và nhiều hơn một chút, trước mặt bạn sẽ là những con vật sống bày đàn, thân thiện, dễ bảo. Nhưng nếu bạn nhét vẫn 100 con chuột ấy vào chiếc lồng chỉ đủ thức ăn cho 50 con, bạn sẽ nhanh chóng chứng kiến một tình trạng trở nên tồi tệ như một cơn điên cuồng của bạo lực và tắm máu, tham lam và tàn nhẫn. Dĩ nhiên, nhân loại và xã hội của họ phức tạp hơn nhiều và ở một trình độ khác so với 100 con chuột trong một chiếc lồng thí nghiệm, nhưng ví dụ này nhằm minh họa một luận điểm quan trọng.Như tất cả chúng ta đều biết, phần lớn sự thiếu thốn mà chúng ta thấy là do con người tạo ra. Chúng ta đều nghe thấy những câu chuyện về người nông dân được trả công để không phải trồng cây hoặc để phá hủy mùa màng, cho dù có hàng triệu người đang đói khát và trẻ em bị suy dinh dưỡng ngay tại nước Mỹ chứ chưa kể những nơi khác trên thế giới; hoặc giày dép và quần áo trong những kho hàng cũ bị đục thủng hoặc xé rách, làm chúng không còn sử dụng được nữa, cho dù hàng triệu người có thể sử dụng những sản phẩm ấy; nhà hàng đuổi việc người làm công vì mang thức ăn về nhà, khăng khăng rằng những thực phẩm hoàn hảo ấy phải được ném vào thùng rác; hoặc những con người khỏe mạnh, có năng lực, và có thiện chí được trả tiền để không phải làm việc, hoặc bị cưỡng bức trở thành thất nghiệp khi mà họ sẵn lòng làm việc, đáng lẽ phải tạo ra những việc làm ý nghĩa cho họ.“Bản chất con người” cũng giống như mọi thứ khác, luôn trong trạng thái biến đổi. Chấp nhận rằng bản chất con người đã mãi mãi khắc sâu vào bia đá là không trụ vững nổi trước thậm chí dù một phân tích đơn giản nhất. Loài người đã tạo ra những điều kỳ diệu, bi kịch, hài kịch, thơ ca, hội họa, điêu khắc, và những thể hiện sáng tạo nghệ thuật khác mà không thể đếm xuể những thứ phản ánh thế giới quan thay đổi của chúng ta tại một thời kỳ nào đó. Hãy đi một vòng quanh bảo tàng nghệ thuật, khoa học và lịch sử, rồi bạn sẽ thấy sự thay đổi trong nhận thức của nhân loại đã được mô tả sinh động ra sao. Như Marx đã giải thích, “Các nhà triết học đã chỉ giải thích thế giới bằng nhiều cách khác nhau, song vấn đề là cải tạo thế giới.” Cách tư duy của chúng ta sẽ thay đổi cùng với nó.Trở về danh sách câu hỏiXã hội xã hội chủ nghĩa sẽ ra sao?Mặc dầu không ai có thể đưa ra trước một bản thiết kế chi tiết nào đó để thấy xã hội ấy sẽ ra sao, chúng ta có thể nói rằng hình thức sở hữu xã hội và dân chủ này sẽ là khởi đầu cho việc chấm dứt sự phân chia giai cấp trong xã hội, và thật ra là phân công lao động xã hội. Giai cấp công nhân sau khi giành chính quyền sẽ tiến hành cải biến một cách triệt để phương thức vận hành xã hội và kinh tế. Chủ nghĩa xã hội là dân chủ hoặc nó chẳng là gì hết. Đó không phải là một thứ dân chủ hình thức trên giấy tờ nào đó – chính xác hơn, một thứ dân chủ tư sản mà cứ mỗi vài năm bạn được phép bầu chọn ra một ủy ban (nghị viện/quốc hội) những người mà sau đó điều hành mọi thứ vì lợi ích của chủ nghĩa tư bản – mà phải là một nền dân chủ ở đó tất cả chúng ta đóng vai trò đầy đủ và tích cực không chỉ ở quyền bầu cử mà thực ra ở việc điều hành thực sự những cộng đồng của chúng ta, nơi làm việc của chúng ta, và xã hội của chúng ta. Một khi kinh tế, công nghiệp, khoa học và công nghệ hiện đại, ở trong tay của tất cả thành viên của xã hội, chúng ta có thể đạt được tình trạng đầy đủ việc làm và giờ làm việc được rút ngắn hơn – cho phép chúng ta có thời gian cũng như nguồn lực mà chúng ta cần để thực sự bắt đầu biến tài năng của chúng ta thành hiện thực. Chúng ta có thể chứng kiến nền kinh tế tăng trưởng 10% hoặc thậm chí 20% mỗi năm! Điều đó là hoàn toàn có thể một khi chúng ta thanh toán sự vô chính phủ của quan hệ sở hữu tư nhân và động cơ lợi nhuận. Tăng trưởng như vậy có thể tăng gấp đôi của cải của xã hội trong vòng 5 năm!Giảm ngày làm việc, và tăng năng suất lao động xã hội là những tiền đề để không còn tồn tại sự phân chia xã hội thành giai cấp, và cho sự khai sinh của chủ nghĩa xã hội. Như Marx nói, đó có thể là một xã hội mà con người làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu. Xã hội ấy không phải là điều không tưởng mà là lựa chọn duy nhất thay thế sự lún sâu một cách từ từ và đau đớn vào chủ nghĩa dã man. Nhưng nó không thể xảy ra một cách tự động thậm chí sau cả một triệu năm. Chỉ có cách mạng xã hội chủ nghĩa, tức là phong trào có ý thức của giai cấp công nhân để giành sự kiểm soát đối với cuộc sống của họ, mới đem lại sự thay đổi ấy. Nó đòi hỏi phải xây dựng trước một đội ngũ lãnh đạo được giáo dục và huấn luyện để có thể đảm bảo cho cách mạng thành công. Một trăm năm qua, ít nhất là từ Thế chiến I hệ thống tư bản đã không còn đóng vai trò là một tiến bộ lịch sử. Nó thành chướng ngại vật trên con đường của tiến bộ nhân loại. Chúng ta không thể chờ đợi sự bất ổn của nó đẩy chúng ta ngược trở lại thời kỳ đen tối. Sẽ có nhiều cơ hội cho chúng ta trong những năm tới. Nhưng thắng lợi của chủ nghĩa xã hội không phải là cái tất yếu, thắng lợi ấy chỉ có thể được đảm bảo bởi những gì mà chúng ta bắt đầu chuẩn bị cho nó ngày hôm nay.Trở về danh sách câu hỏiThế còn về chủ nghĩa cá nhân dưới chủ nghĩa xã hội?Như thường lệ, ý tưởng của mọi người về chủ nghĩa cá nhân dưới chế độ xã hội chủ nghĩa là dựa vào ý tưởng cho rằng chủ nghĩa xã hội đó được đại diện bởi nước Nga của Stalin hay nước Trung Quốc của Mao. Nó xuất hiện trong tâm trí mọi người hình ảnh mọi người chạy ngược chạy xuôi trong sự đồng nhất, cả ở quần áo họ mặc lẫn hành vi của họ và một nhà nước toàn năng ở đó quyền và mong muốn của cá nhân phải khúm núm, vì “lợi ích của toàn xã hội”. Thực tế trong những trường hợp ấy không phải lợi ích của toàn bộ xã hội được đảm bảo mà là lợi ích của bọn quan liêu đã dẫn đến sự tồn tại ký sinh trên lưng của giai cấp công nhân, và trên lưng của nền kinh tế nhà nước có kế hoạch.Sự quan liêu hóa này đã tác động ghê gớm tới tất cả thành quả do cách mạng Nga mang lại, không chỉ ở mặt kinh tế mà ở mọi lĩnh vực cuộc sống. Quan liêu gây ra tác động ngột ngạt và nghẹt thở không chỉ tới hoạt động sản xuất mà cả nghệ thuật, khoa học và văn hóa. Những người theo đường lối Stalin đã khiếp sợ trước mọi sự phản đối tiềm tàng và đặc biệt là trước tầng lớp tri thức mà chúng không thể kiểm soát. Họ bị dập tắt, ở nhiều trường hợp đúng với nghĩa đen như vậy. Biểu hiện cá nhân bị xem là phản cách mạng, thậm chí văn hóa bị lệ thuộc vào “ý chí tập thể” – không phải ý chí của xã hội mà là của một nhúm quan liêu tuyệt vọng bấu víu vào quyền lực và đặc quyền của chúng. Không phải chỉ có nền kinh tế mà mọi phương diện của đời sống đều cần oxy của dân chủ nếu như chúng muốn phát triển.Xã hội tư bản mà chúng ta sống trong đó ngày hôm nay được cho là ủng hộ chủ nghĩa cá nhân, và nghe có vẻ như tích cực. Trong thực tế xã hội dựa trên lợi nhuận là xã hội đẻ ra tham lam, ích kỷ và tự cao tự đại. Đó là xã hội dựa trên tư tưởng “giết hay là bị giết” và dưới chủ nghĩa tư bản con người sẽ làm mọi việc để “tiến lên đầu”. Nhân danh lợi nhuận, những tài năng và năng lực của đại đa số bị lãng phí ở những dây chuyền sản xuất, hoặc ở những dây chuyền thất nghiệp. Chúng ta không có quyền có việc làm, quyền được giáo dục, quyền được chăm sóc sức khỏe, những quyền đảm bảo những cốt lõi cho tồn tại văn minh, đấy là chưa kể đến quyền được bộc lộ bản thân chúng ta và đóng góp, để hoàn thiện tiềm năng của chúng ta.Xã hội tập thể của chủ nghĩa xã hội chân chính là xã hội mà ở đó quyền của các nhân có thể phát triển thực sự, lần đầu tiên không bị ép buộc hay cưỡng bức. Đó sẽ là xã hội không có biên giới và giới hạn, dựa trên sự vận hành một cách dân chủ mọi mặt của đời sống bởi toàn thể xã hội dựa trên nền tảng kinh tế sung túc, nơi mọi nhu cầu của chúng ta và hơn thế nữa có thể được thỏa mãn. Với công nghệ hiện đại chúng ta có thể sản xuất hơn cả mức vừa đủ cho mọi nhu cầu và mong muốn của nhân loại với nỗ lực tối thiểu [tương đối]. Chẳng hạn, thường cần nhiều công nhân để làm ra một chiếc TV. Nhưng giờ đây, với tự động hóa, robot và sự cải thiện trong hiệu quả sản xuất, sẽ cần ít công nhân hơn. Nhưng dưới chế độ tư bản, máy móc thay thế công nhân, họ phải đi tìm công việc khác, thường là những công việc được trả lương thấp hơn hoặc bị thất nghiệp – tiềm năng của họ bị lãng phí. Dưới chế độ xã hội chủ nghĩa, cải thiện trong công nghệ sẽ được đưa vào sử dụng phục vụ con người. Máy móc làm việc thay chúng ta – thời gian chúng ta tiết kiệm được từ sự hiệu quả của máy móc có thể được sử dụng để theo đuổi những mục đích trong cuộc sống. Chúng ta được giải phóng khỏi sự nhọc nhằn của lao động con người, đó lại chính là sự tồn tại của chúng ta dưới chủ nghĩa tư bản, và chúng ta sẽ có thì giờ để hít thở cuộc sống, nghiên cứu, du lịch, hòa nhập với những nền văn hóa khác, hiện thực hóa tài năng của chúng ta.Sự phát triển của nền kinh tế của chúng ta, sẽ cho phép chúng ta làm việc ít thời gian hơn, và giải phóng chúng ta để chúng ta tham gia vào những lĩnh vực mà hôm nay bị ngăn cản vì lý do tiền bạc hoặc vì phải làm việc quá mức. Nghệ thuật, khoa học, âm nhạc, v.v. sẽ có thể nở rộ một khi chúng thoát khỏi những ràng buộc của xã hội tư bản. Có bao nhiêu Shakespeares hay Beethovens tồn tại cho tới ngày hôm nay? Quá ít ỏi. Hay đúng hơn là quá ít ỏi những tài năng mà chúng ta có thể tận hưởng. Có bao nhiêu người bị tù hãm trong nhà máy, trên cánh đồng, hay trong văn phòng? Sau khi đã đoạn tuyệt với hệ thống lợi nhuận tư nhân lỗi thời và sự vô chính phủ mà nó sinh ra trong nền kinh tế của chúng ta, không chỉ có quyền của cá nhân, của mọi cá nhân, mà cả cảm hứng của họ và giấc mơ của họ sẽ cũng được cởi trói. Loài người sẽ vươn tới những tầm cao mới của văn hóa nhân loại, và từ những đỉnh cao ấy trên đường chân trời những đỉnh cao mới sẽ xuất hiện. Đứng trên vai của tất cả những trải nghiệm trước đó, con người sẽ ở đỉnh cao lịch sử. Khi quá khứ nguyên thủy đã ở lại phía sau chúng ta, cùng với một kế hoạch dân chủ về cách thức sử dụng tài nguyên và công nghệ, nhân loại sẽ tự do để phát triển và hiện thực hóa tiềm năng thực sự của mình ở phương diện toàn thể nhân loại cũng như ở phương diện cá nhân.Trở về danh sách câu hỏiNhững người Marxist nghĩ gì về phát minh công nghệ?Như chúng ta đã chứng kiến, lĩnh vực tăng trưởng chủ đạo của chu kỳ kinh tế hiện tại (1991-2000) là công nghệ thông tin mới mẻ. Cựu bộ trưởng lao động Robert R. Reich tin rằng 70% tăng trưởng là thuộc về máy tính và Internet. Từ quan điểm Marxist hiện tượng ấy không có gì mới. Điều đó đã được dự báo trước trong Tuyên ngôn của Đảng cộng sản, chưa cần nói đến tác phẩm Tư bản. Tuyên ngôn đã giải thích đó là kiến thức sơ đẳng cho bất cứ người Marxist nào – ấy là, hệ thống tư bản, không giống như bất kỳ hệ thống nào trước đó trong lịch sử chỉ có thể tồn tại bằng cách không ngừng cách mạng hóa phương tiện sản xuất.Thật hợp thời khi nói về những tác động sâu rộng của công nghệ thông tin. Rõ ràng đó là những phát triển quan trọng. Nhưng cũng từng có những phát triển như vậy ở mọi chu kỳ kinh tế. Chúng ta đề cập ở đây không phải là chu kỳ thương mại, mà là những giai đoạn lịch sử dài rộng hơn được đặc trưng bởi những pha phát triển tư bản, chẳng hạn, đó là giai đoạn bùng nổ thời hậu chiến đối lập với giai đoạn giữa hai Thế chiến. Thậm chí nghiên cứu hời hợt nhất về những chu kỳ lớn của chủ nghĩa tư bản đều bộc lộ rằng kể từ cuộc Cách mạng Công nghiệp mỗi chu kỳ ấy đều có đặc trưng chính xác ở sự đầu tư vào công nghệ mới, với những hậu quả sâu rộng. Động cơ hơi nước là nền tảng của Cách mạng Công nghiệp. Nó đã cách mạng hóa ngành dệt. Theo sau là sự bùng nổ của đường sắt diễn ra ở nửa sau thế kỷ 19.Ở mỗi chu kỳ, các nhà tư bản tìm kiếm lĩnh vực đầu tư có thể đem lại lợi nhuận. Hiện tại vai trò này do ngành IT nắm giữ. Không còn nghi ngờ gì nữa Internet là phát minh quan trọng và cực kỳ ý nghĩa, với tầm quan trọng to lớn đặc biệt cho một nền kinh tế kế hoạch hóa xã hội chủ nghĩa trong tương lai. Nhưng tranh luận rằng nó biến đổi hệ thống sản xuất đến mức những chu kỳ bùng nổ-suy thoái đã bị loại bỏ hoàn toàn là điều thật ngớ ngẩn. Ở mọi chu kỳ, như chúng tôi đã chỉ ra trong bài On a Knife’s Edge, đã từng có những phát minh không hề thua kém tính cách mạng, và thường còn cách mạng hơn nhiều. Tác dụng của đường sắt, tàu hơi nước, điện tín đã cách mạng hóa quá trình kết nối thế giới lại với nhau hơn nhiều so với Internet. Sau đường sắt chúng ta có xe hơi (“Chủ nghĩa Ford”), điện, năng lượng, hóa chất, chất dẻo, radio, truyền hình, máy bay, radar, năng lượng nguyên tử – tất cả đều thể hiện những tiến bộ vĩ đại.Tất cả tiến bộ công nghệ ấn tượng và to lớn ấy đem lại cho chúng ta một cái nhìn về những gì có thể khả thi trong một xã hội xã hội chủ nghĩa tương lai. Thế nhưng, từ thực tế là công nghệ ấy tồn tại, người ta không thể suy diễn ra rằng các chu kỳ kinh tế không tồn tại. Kết luận này không thuyết phục, thậm chí dù chỉ từ quan điểm logic hình thức. Quan sát từ phương diện lịch sử kết luận ấy thật ngớ ngẩn. Chẳng hạn, trong những năm 1920 và 1939 những công nghệ gây kinh ngạc nhất đã tồn tại: điện thoại, điện, máy bay, xe hơi, TV, và nhiều thứ khác, nhưng công nghệ không được phát triển. Tại sao nó không được phát triển?Để một công nghệ nào đó được phát triển, nó phải mang lại lợi ích cho giai cấp có sức mạnh vật chất để phát triển nó. Điều này đã được chứng minh thậm chí cả ở thời kỳ cổ đại. Người Hy Lạp đã phát minh ra động cơ hơi nước và thực tế đã xây dựng những mô hình động cơ hơi nước hoạt động được. Nhưng nó đã không thể phát triển và vẫn chỉ là một thứ đồ chơi và một sừ tò mò. Tại sao vậy? Bởi vì nền kinh tế nô lệ dựa trên nguồn cung rõ ràng là không có giới hạn của lao động con người không được trả công. Vậy thì tại sao những chủ nô lại phải quan tâm đến những máy móc tiết kiệm sức lao động? Tình trạng tương tự cũng diễn ra ở xã hội phong kiến, chế độ dựa trên lao động bắt buộc của các nông nô. Địa chủ phong kiến cũng không quan tâm đến việc đầu tư thặng dư của chúng vào máy móc và công nghệ. Tại sao anh ta phải làm thế khi mà anh ta có thể tùy ý sử dụng lao động nông nô? Chỉ khi có sự xuất hiện của chủ nghĩa tư bản và cách mạng công nghiệp vấn đề tiết kiệm thời gian lao động mới giành được tầm quan trọng có tính quyết định, và có thể chứng kiến điều đó ở mọi giai đoạn phát triển của chủ nghĩa tư bản suốt 200 năm qua. Như Marx đã giải thích, chủ nghĩa tư bản là hệ thống kinh tế-xã hội duy nhất từng tồn tại buộc bản thân nó phải không ngừng cách mạng hóa lực lượng sản xuất.Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là các nhà tư bản quan tâm đến đầu tư vào công nghệ vì lợi ích của bản thân công nghệ. Tư sản chỉ đầu tư chừng nào chúng đem lại doanh thu phù hợp với đầu tư họ bỏ ra, và không phải chờ đợi một chút nào nữa. Tại một thời điểm nhất định của chu kỳ đầu tư, thu lợi từ vốn không còn đủ đảm bảo cho đầu tư tiếp theo. Lúc đó, các nhà tư bản dừng đầu tư và thời kỳ phát triển bùng nổ sụp đổ. Chính vì vậy, sự tồn tại của công nghệ và tiềm năng sản xuất không đảm bảo ngăn chặn khủng hoảng. Thực tế lại xảy ra điều trái ngược. Chính cơn lũ đầu tư không có kiểm soát vào những lĩnh vực mới rốt cuộc làm phát sinh dư thừa đầu tư, dư thừ sản xuất, tỷ suất lợi nhuận lao dốc và cuối cùng là lợi nhuận lao dốc, dẫn đến khủng khoảng.Trở về danh sách câu hỏiNếu chủ nghĩa xã hội là giai đoạn tiếp theo của xã hội loài người, tại sao phải đấu tranh cho nó?Dưới chủ nghĩa tư bản, những phương tiện vật chất để tạo ra một xã hội xã hội chủ nghĩa đã được tạo ra, nhưng hệ thống tư bản sẽ không bao giờ chịu đựng một sự sụp đổ “cuối cùng” – nó sẽ không tự diễn ra, cần phải thúc đẩy nó. Nếu như nó tiếp tục tồn tại trong khoảng thời gian bất kỳ nào thì nó sẽ dẫn dắt toàn bộ nhân loại trở lại chủ nghĩa dã man. Thậm chí ngày này chủ nghĩa dã man đã lan rộng khắp thế giới, từ ISIS ở Trung Đông tới những cartel buôn bán ma tuý ở Mexico. Những hành động bi thảm của bạo lực diễn ra ở quy mô lớn là những ví dụ về chủ nghĩa dã man. Xuyên suốt thời kỳ suy thoái giai cấp công nhân quốc tế sẽ bị đẩy vào cuộc đấu tranh hết lần này đến lần khác. Nếu họ thất bại không chinh phục được quyền lực, hệ thống tư bản sẽ tiếp tục tồn tại trên xương máu của họ, chúng chỉ duy trì bất cứ sự ổn định bằng chế độ độc tài, chiến tranh, và phản cách mạng. Rốt cuộc, nếu như giai cấp công nhân không thể giành được quyền lực và tạo ra một xã hội xã hội chủ nghĩa và dân chủ, thì toàn thể nhân loại sẽ rơi vào hỗn loạn. Nhiệm vụ của những người Marxist là truyền bá tư tưởng Marxist chân chính và xây dựng sự chuẩn bị cho những đợt bùng phát trong cuộc đấu tranh giai cấp sao cho khi những cơ hội cách mạng xuất hiện, giai cấp công nhân có thể giành lấy quyền lực một cách nhanh chóng và hòa bình nếu có thể được.Trở về danh sách câu hỏiLàm thế nào mà dân chủ và chủ nghĩa xã hội có thể cùng nhau tồn tại?Đầu tiên, ý tưởng cho rằng chủ nghĩa Marx đối lập với dân chủ là sai lầm. Thực tế là dưới chế độ tư bản chủ nghĩa (người ta nhầm lẫn khi thường coi chế độ tư bản là đồng nghĩa với “dân chủ”) không có dân chủ thực sự. Đúng, cứ vài năm bạn có thể bầu chọn trong những cuộc bầu cử quốc hội và tổng thống. Những hãy nhìn xem ai là kẻ đứng trong những cuộc bầu cử ấy. Chỉ có những kẻ có đủ tiền để làm vậy. Ai cung cấp tài chính cho những chiến dịch của chúng? Đó là các tập đoàn lớn. Vậy thì bạn không có sự lựa chọn thực sự. Trong thực tế, đó là thứ dân chủ chỉ dành cho kẻ giàu có và quyền lực – nền dân chủ tư sản.Quan trọng hơn điều đó, chính phủ được bầu ra không thực sự có nhiều lựa chọn phải theo đuổi chính sách nào. Khi mà 0.01% dân số sở hữu nhiều hơn 90% dân số ở dưới tầng đáy thì rõ ràng là: họ là những kẻ thực sự điều hành chính trị. Bằng những quyết định đề kinh tế của chúng, chúng quyết định cuộc sống của hàng triệu dân thường, triển vọng việc làm của họ, tiếp cận chăm sóc sức khỏe của họ, giáo dục v.v.. Khi lợi ích của những tập đoàn lớn bị đe dọa, chúng sử dụng chính phủ để cứu những tập đoàn ấy. Chẳng hạn khi chính phủ Allende được bầu chọn một cách dân chủ ở Chile năm 1973 quyết định quốc hữu hóa các mỏ đồng và ngành viễn thông (do các công ty Mỹ sở hữu), các tập đoàn đó và CIA đã tổ chức đảo chính ở Chile thay thế chính phủ được bầu chọn dân chủ bằng chế độ độc tài quân sự Pinochet. Dưới chế độ này hàng chục nghìn người đã bị tra tấn và giết chết. Phân tích cho đến cùng, chính phủ và các đảng chính trị tư sản là công cụ của doanh nghiệp lớn và họ là những kẻ quyết định chính sách nào sẽ được thực thi. Những đảng ấy không tồn tại một cách trung lập mà được trực tiếp cấp vốn và chịu ảnh hưởng của các tỉ phú và các tập đoàn. Do đó họ không thực sự hành động nhân danh “luật pháp”, “sự thật” hoặc “công lý”, mà vì lợi ích của bàn tay bón thức ăn cho họ.Mặt khác dưới chủ nghĩa xã hội, tài nguyên kinh tế của quốc gia và thế giới không nằm trong tay tư nhân, mà trong tay của đa số dân chúng những người sẽ điều hành và kiểm soát tài nguyên ấy một cách dân chủ. Đó sẽ là dân chủ thực sự ở đó con người làm chủ thực sự cuộc đời mình. Họ sẽ có thể lựa chọn một cách dân chủ những đại diện trong chính phủ, và đồng thời những đại diện ấy sẽ có quyền lực thực sự đối với nền kinh tế, để thực sự thay đổi mọi thứ. Những công chức này sẽ bị bãi miễn ngay lập tức nếu như họ không thỏa mãn được công việc mà họ được bầu chọn để thực hiện. Người ta sẽ lựa chọn người khác mà họ cho rằng người đó sẽ làm việc tốt hơn. Hơn nữa, những công chức được lựa chọn này sẽ không được trả lương nhiều hơn một công nhân có kỹ năng thuần thục. Không giống như hôm nay khi “bổng lộc” thường có giá trị hơn nhiều lương của những công chức “được bầu chọn”. Điều này sẽ loại bỏ những kẻ cơ hội và đảm bảo rằng những người đang thực hiện công việc ở vị trí ấy đó bởi vì họ muốn ở vị trí ấy, chứ không phải vì họ muốn thu lợi thêm từ công việc ấy. Những công bộc được lựa chọn này cũng sẽ đến từ mọi thành viên trong xã hội – như Lenin nói, “đầu bếp nào cũng có thể làm bộ trưởng”Vấn đề này còn phức tạp hơn nữa ở chỗ người ta nói chung đồng nhất chủ nghĩa Marx với chế độ đã tồn tại ở Liên Xô. Mặc dầu, trên giấy tờ, tồn tại những hiến pháp dân chủ nhất trên thế giới, nhưng không tồn tại sự kiểm soát một cách dân chủ hoạt động chính trị hay kinh tế. Đó là chủ nghĩa Stalin, tức là, một chế độ mà kinh tế nằm trong tay nhà nước, nhưng công dân không có cách nào tham dự vào hoạt động điều hành nó. Tầng lớp quan liêu chiếm quyền kiểm soát bộ máy nhà nước, và sử dụng bộ máy ấy cho lợi ích của riêng mình. Nó không liên quan gì tới xã hội chủ nghĩa và sự thật là, để đi đến quyền lực Stalin đầu tiên phải giết hại hàng trăm ngàn người cộng sản, bao gồm cả những thành viên của ủy ban trung ương của Đảng Bolshevik những người đã tổ chức Cách mạng Nga vào năm 1917. Thế nhưng vấn đề quan trọng nhất là chủ nghĩa xã hội chân chính và chủ nghĩa Marx chân chính là dựa trên dân chủ tột bậc – dân chủ của giai cấp công nhân – dân chủ do đại đa số nhân dân và vì đại đa số nhân dân. Như Leon Trotsky đã nói, “chủ nghĩa xã hội cần dân chủ như cơ thể người cần oxy”.Trở về danh sách câu hỏiDưới chủ nghĩa xã hội sản xuất sẽ được xã hội hóa thế nào, của cải sẽ được phân phối ra sao?Nền sản xuất hiện đại đã được xã hội hóa – chẳng hạn, một cá nhân không thể làm ra chiếc xe hơi từ đầu cho đến khi hoàn thiện, hoặc chiếc máy tính mà bạn đang gõ phím. Nền kinh tế hiện đại phức tạp đến nỗi nó đòi hỏi nỗ lực của hàng triệu người trên khắp thế giới để tập hợp lại thành sản phẩm cuối cùng như chiếc máy tính. Từ những người tìm kiếm nguyên liệu thô, cho tới những người thiết kê phần cứng. Từ những người lắp ráp nó tới những người giao hàng đến cửa nhà bạn. Đó là một quá trình có tính tập thể. Thế nhưng của cải do những người công nhân này tạo ra lại không được phân chia một cách công bằng – các tập đoàn và tỉ phú giữ lại phần không công bằng ấy cho bản thân họ.Giai cấp công nhân hiện đại là những người thực sự vận hành nhà máy và doanh nghiệp hằng ngày, với tư cách là một tập thể họ là những người sản xuất ra của cải cho xã hội. Nhưng họ lại không được nhận phần thưởng cho nỗ lực của họ. Tất nhiên họ có thể nhận được một vài mẩu vụn dưới dạng tiền thưởng hay một chút nâng lương, nhưng không là gì cả nếu so sánh bởi những “phần thưởng” mà nhà tư bản nhận được (không phải không phổ biến khi các CEO nhận được hàng triệu đô-la “tiền thưởng Giáng sinh”). Điều cần thiết đố với những cải này là chúng phải được phân phối đến những người thực sự tạo ra nó.Trở về danh sách câu hỏiThái độ của những người Marxist đối với tiểu nông và doanh nhân?Từ quan điểm lịch sử dài hạn, sự phát triển của nông nghiệp ở quy mô lớn rõ ràng là tiến bộ. Nó cho phép năng suất lao động lớn hơn và điều đó có nghĩa là một thiểu số nhỏ bé trong dân chúng có thể cung cấp được lương thực cho một số lượng lớn dân chúng. Ở Mỹ, chỉ có 1% dân số làm việc trên ruộng đất. Nó giải phóng đại đa số dân chúng để họ thực hiện các hoạt động sản xuất khác.Do vậy, dưới chủ nghĩa xã hội chúng ta có thể ở tình thế mà cơ giới hóa và canh tác quy mô lớn trở thành điều thông thường trên toàn thế giới. Hiển nhiên là chúng ta phản đối việc sử dụng lan tràn thuốc trừ sâu độc hại, và phân bón hóa học có hại, v.v.. đó là hậu quả của động cơ lợi nhuận của hệ thống tư bản.Vậy chúng ta nói gì về những tiểu nông? Thực tế, chúng ta nói gì với tất cả những tiểu thương, tiểu chủ, v.v.? Từ quan điểm lịch sử những thành phần đó buộc phải biến mất dưới chế độ tư bản vì sự cạnh tranh không ngừng nghỉ của những người làm nông nghiệp quy mô lớn, của siêu thị lớn, v.v..Nhưng họ vẫn tồn tại ở xã hội này và bổn phận của chúng ta là phải phát triển một cương lĩnh để thuyết phục họ tham gia đảng cách mạng. Trotsky đề đưa vấn đề này vào Cương lĩnh Quá độ, cũng như ở các tác phẩm khác. Những tầng lớp ấy là đồng minh tiềm năng của giai cấp vô sản và có thể thuyết phục họ dựa trên một cương lĩnh rõ ràng. Nghĩa là chúng ta yêu cầu tín dụng chi phí thấp cho tiểu nông và tiểu thương. Dưới chủ nghĩa tư bản những tầng lớp ấy bị nghiền nát bởi các công ty độc quyền và ngân hàng. Họ phải trả mức lãi lớn cho những khoản họ vay cho nên họ phát triển việc kinh doanh của mình, nhưng kết cục lại không thể trả hoặc bị giới hạn chế khi những nguồn thu khổng lồ của họ vốn bị tiền lãi ngốn ngấu hết. Chúng ta giải thích cho họ rằng chúng ta đòi hỏi tín dụng chi phí thấp để mua máy móc, nhưng cùng với đó là phân bón giá rẻ, hạt giống giá rẻ, v.v. nhưng điều đó dẫn chúng ta đến việc phải nắm lấy ngân hàng, nắm lấy các công ty độc quyền đang kiểm soát hoạt động sản xuất phân bón và hạt giống, v.v.. Bằng cách ấy chúng ta có thể chỉ ra cho tiểu nông (và tiểu chủ) thấy rằng chúng ta phải đoàn kết với công nhân để chống lại bọn đại tư bản và loại những thứ ấy khỏi sự chi phối của bọn tư bản.Hơn nữa, có thể thực thi một chương trình khích lệ doanh nghiệp nhỏ tham gia vào nền kinh tế có kế hoạch. Những doanh nghiệp nhỏ này có thể bị đem bán lại cho nền kinh tế xã hội rộng lớn để giải phóng những con người trong doanh nghiệp nhỏ giúp họ không bị hất ra khỏi ngành nghề của họ. Tất nhiên, điều đó phải được thực hiện dựa trên cơ sở tự nguyện 100%.Trở về danh sách câu hỏiĐâu là động lực dưới chủ nghĩa xã hội?“Đâu là động lực dưới chủ nghĩa xã hội?” là một câu hỏi phổi biến thường gặp. “Nếu như mọi người được trả cùng mức lương thì đâu là động lực khiến người công nhân sản xuất nhiều hơn so với sản lượng anh/chị ta phải sản xuất hoặc thậm chí cả hơn định mức được giao?”Lenin giải thích trong Nhà nước và Cách mạng, và Marx giải thích trong Phê phán cương lĩnh Gotha, không thể nhảy thẳng từ chủ nghĩa tư bản lên giai đoạn tiến bộ nhất của xã hội loài người – một xã hội không có giai cấp dựa trên sự quản trị một cách dân chủ mọi việc vì lợi ích của tất cả mọi người. Chủ nghĩa cộng sản là dựa trên năng lực đem lại nhiều hơn nhu cầu cho mọi người – và mặc dù ở Mỹ chúng ta có thể đạt được trình độ ấy nhanh chóng, ngay lúc này nó vẫn chưa ở trình độ ấy. Đó là tại sao một giai đoạn quá độ, mà chúng ta gọi là chủ nghĩa xã hội là cần thiết.Trong suốt thời kỳ ấy sẽ vẫn còn những thành phần của xã hội cũ (một chút kinh tế thị trường, một chút quân đội cho đến khi toàn thể thế giới nằm trong sự kiểm soát dân chủ của công nhân, v.v.) Nhưng tất cả mọi thứ sẽ nhanh chóng dịch chuyển sang hướng giải thể hoàn toàn nhà nước, kinh tế thị trường, và v.v.. Một khi công nhân đã bắt đầu lập kế hoạch một cách dân chủ cho những ngành công nghiệp chủ đạo – những ngành thống trị cuộc sống của chúng ta – năng lượng, ngân hàng, nông nghiệp, dược phẩm, v.v., thì chúng ta sẽ sử dụng thặng dư do công nhân sản xuất ra để cải thiện đời sống của chúng ta.Công nghệ mới và năng suất lao động lớn hơn sẽ dẫn tới việc giảm ngày lao động, nhiều thời gian hơn để học tập, du lịch, khám quá, nghiên cứu, âm nhạc, nghệ thuật, văn hóa, v.v.. Ngày nay động lực làm việc chăm chỉ hơn là “làm việc để có thể trả tiền thuê nhà, tiền thế chấp, lãi phát sinh ở thẻ tín dụng và các khoản vay ở trường, giá thực phẩm tăng cao, chăm sóc sức khỏe, giao thông, và giải trí, và vân vân hoặc là chết đói.” Đó là động lực duy nhất mà chủ nghĩa tư bản chìa ra cho chúng ta! Tại sao làm việc hiệu quả hơn nếu bạn biết rằng bạn phải ở đó 8 tiếng bất kể lý do gì?Dưới chủ nghĩa xã hội, động lực tìm ra những phương thức hiệu quả hơn để giải quyết vấn đề chính là chúng ta có thể làm việc ít thời gian hơn để thực hiện cùng một khối lượng công việc! Khối lượng lao động cần thiết để sản xuất ra những thứ mà chúng ta cần như thực phẩm, nhà cửa, v.v. sẽ dần dần giảm đi đến mức cuối cùng chúng ta có thể chỉ cần “làm việc” 2 giờ mỗi tuần hoặc ít hơn nữa! Dĩ nhiên, là con người chúng ta sẽ không lười nhác và lãng phí thời gian – con người là hiếu kỳ, thích khám phá, và ham học hỏi, phát minh, v.v.. Thời gian “rảnh rỗi” của chúng ta có thể được dùng để tạo ra những tác phẩm chưa từng tốt đẹp hơn về nghệ thuật, nghiên cứu khoa học, phương cách chữa bệnh, v.v.. Sau một thời gian, những thế hệ mới sẽ thậm chí không biết dưới chế chủ nghĩa tư bản đã ra sao, và năng suất lao động sẽ rất cao. Rào cản giữa “công việc” và thám hiểm do con người trực tiếp thực hiện và sự làm chủ đối với môi trường (hài hòa với môi trường!) cũng sẽ biến mất – không còn nhà nước, cảnh sát áp bức v.v.. Không còn sự hỗn loạn của thị trường – công nhân sẽ lập kế hoạch cho những gì chúng ta cần và rồi tái đầu tư một phần để tiếp tục làm mọi thứ tốt hơn. Có thể nói, tất cả mọi người sẽ đều “giàu có” – có thể đi du lịch, sống thoải mái, ăn những gì mình thích, tiếp tục quá trình giáo dục suốt cuộc đời họ.Trở về danh sách câu hỏiTham khảoLenin, V. I. 1974. Nhà nước và cách mạng. Mát-xcơ-va: NXB Tiến bộ.